Quy trình và phương pháp thi công bạt chống thấm HDPE

Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng màng chống thấm HDPE trong các công trình chăn nuôi, thủy điện,… Ta phải tuân thủ đúng quy trình và phương pháp khi thi công

Thi công màng chống thấm HDPE

– Những ứng dụng tuyệt vời của màng chống thấm HDPE được tạo nên nhờ vào khả năng chống thấm vượt trội của loại vật liệu này. Đặc tính trơ hóa học không bị ảnh hưởng do sự xâm thực của môi trường; tuổi thọ già là những ưu điểm mà người ta vẫn thường nói về màng chống thấm HDPE. Tuy nhiên, ít người biết rằng, để đảm bảo sự hữu ích này thực sự phát huy thì kỹ thuật thi công là một phần quan trọng.

– Quá trình thi công và phương pháp hàn màng HDPE là nhân tố chủ chốt; quyết định chất lượng công trình sử dụng màng HDPE. Nếu đội ngũ thi công không đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn thi công thì những phát sinh khi sử dụng có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của công trình.

Quy trình thi công

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE đối với từng công trình cụ thể; được quy định trong tiêu chuẩn xây dựng, được thực hiện theo các bước sau đây:

1. Chuẩn bị mặt bằng

– Yêu cầu về mặt bằng của mỗi một dự án khác nhau sẽ có những điểm riêng, nhưng về cơ bản, mặt bằng công trình chuẩn bị thi công lót màng chống thấm HDPE cần đảm bảo:

  • Mặt bằng sạch sẽ, phẳng, nền không chứa các vật sắc nhọn, các tác nhân khiến màng HDPE bị thủng, rách.
  • Khu vực đất không đọng vũng nước, nền đất phải đầm chắc.
  • Nền đất không được quá yếu, dễ lún sụp gây rách mối hàn.
thi công màng chống thấm hdpe
Mặt bằng cần phẳng và khô ráo

– Trong trường hợp thi công tại khu vực có nhiều sỏi, sạn, vỏ hàu, đá dăm; hoặc những nơi chịu tác động như đá lăn, sóng gió, va chạm của vật nổi có nguy cơ làm thủng, hư hại màng; thì cần phải thiết kế lớp bảo vệ để tránh những tác động này.

– Các hình thức lớp bảo vệ được lựa chọn dựa trên cấu trúc của công trình, đặc điểm địa chất và loại tải trọng tác động. Có thể sử dụng vải địa kỹ thuật, hoặc đồng thời kết hợp cát và vải địa kỹ thuật.

2. Thi công rãnh neo

thi công màng chống thấm hdpe
Rãnh neo cần được đào trước khi lót màng

– Trước khi trải màng HDPE, một công việc quan trọng mà đội thi công cần làm trước là đào rảnh neo để chôn mép màng. Độ sâu và chiều rộng của rãnh neo cần được thi công theo thiết kế trên bản vẽ trong quy cách kỹ thuật.

– Khi đổ đất lên rãnh neo cần tuân theo quy cách bản vẽ, tránh làm hư hỏng màng. Việc đổ đất phải được tiến hành ngay sau khi trải màng chống thấm HDPE để tránh việc bắc cầu qua rãnh neo.

3. Trải màng chống thấm HDPE

thi công màng chống thấm hdpe
Trải màng dưới sự giám sát của kỹ sư

– Công tác trải thảm được thực hiện bởi các công nhân và được giám sát kỹ càng. Tránh làm rách, thủng màng HDPE, đặc biệt là với những loại màng có độ dày thấp dưới 0,5mm.

– Trong trường hợp thời tiết xấu hoặc phát sinh vấn đề khi thi công thì giám sát công trường phải ngừng ngay việc trải màng chống thấm HDPE cho đến khi mọi việc được giải quyết xong.

4. Hàn màng chống thấm

thi công màng chống thấm hdpe
Hàn bằng phương pháp nhiệt

– Sau khi đã trải màng chống thấm, đội thi công sẽ tiến hành hàn để liên kết các tấm màng vào nhau bằng phương pháp nhiệt.

– Thông thường các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến lật máy. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dài quá 1,5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm HDPE và được cắt theo góc 45 độ.

5. Kiểm tra, rà soát vị trí mối hàng

Sau khi đã thi công màng chống thấm HDPE xong thì đơn vị giám sát hoặc nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra lại lần cuối để xác định các mối hàn đã đảm bảo chất lượng chưa. Từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

thi công màng chống thấm hdpe
Kiểm tra mối hàn kĩ càng

Phương pháp thi công hàn màng chống thấm HDPE

– Để thi công màng chống thấm HDPE trên một mặt bằng có chiều rộng lớn hơn 8m; thì cần phải có biện pháp nối liền các tấm màng với nhau. Phương pháp được lựa chọn là hàn nhiệt. Bởi màng chống thấm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa nguyên sinh cao phân tử PE hàm lượng cao. Khi đạt được mức nhiệt nhất định; các hạt nhựa này sẽ chảy ra và nối kết 2 tấm màng khác nhau.

->  Có 2 phương pháp hàn màng chống thấm HDPE cơ bản:

1. Phương pháp hàn đùn

* Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt, hàn các góc cạnh. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm HDPE mới với tấm màng chống thấm HDPE đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn ép nóng.

thi công màng chống thấm hdpe
Phương pháp hàn đùn

2. Phương pháp hàn ép nóng

* Phương pháp hàn này thường được sử dụng khi các tấm màng chống thấm HDPE liền kề, ít khi sử dụng để hàn các góc hoặc hàn các chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được sử dụng phải là máy hàn ép nóng , sau khi hàn cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí.

thi công màng chống thấm hdpe
Phương pháp hàn ép nóng

Trong mỗi công đoạn thi công màng chống thấm HDPE cần phải có sự giám sát của chuyên gia xây dựng. Nhằm đảm bảo hoạt động thi công diễn ra theo đúng quy trình.

Ngoài ra, sản phẩm Bạt chống thấm (Bạt lót hồ tôm HDPE) này cũng đang được phân phối với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất tại NÔNG NGHIỆP SỈ với giá rẻ và chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thông tin thông qua sản phẩm trên website; facebook NÔNG NGHIỆP SỈ hoặc gọi điện tư vấn trực tiếp qua hotline: 09.06.325.825 để biết thêm chi tiết.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

09.06.325.825