Phương pháp thi công bạt lót hồ tôm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong tình hình nền nông nghiệp nuôi tôm nước nhà đang phát triển mạnh mẽ như ngày nay, và mô hình nuôi tôm lót bạt đang ngày càng được ưa chuộng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp thi công thuận tiện khác nhau. Tùy vào đặc tính của hồ và khu vực, đội thi công sẽ chọn ra phương pháp phù hợp riêng. Vậy hiện nay có những phương pháp phổ biến nào? Ưu nhược điểm của từng phương pháp ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của /Nông nghiệp sỉ để chọn ra phương pháp phù hợp nhất nhé!
1. Các phương pháp thi công bạt lót hồ tôm:
Hiện có 3 phương pháp chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất. Đó là phương pháp hàn ép nóng, phương pháp hàn khò và phương pháp hàn đùn.
Cần phải kiểm tra đảm bảo đúng nhiệt độ theo yêu cầu, tránh tình trạng hàn quá nhiệt hoặc chưa đủ nóng ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn
Trước khi hàn cần phải đo lại kích thước, đặc biệt là hồ tròn vì tỉ lệ sai sót hao hụt của hồ tròn sẽ lớn hơn nhiều so với hồ chữ nhật.
Nên hàn thử trước để xác định nhiệt độ, tốc độ phù hợp với nhiệt độ môi trường và độ dày của từng loại màng chống thấm
Điều kiện thi công tốt nhất: Việc hàn màng chống thấm nên được thực hiện trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khô ráo. Mặt bằng thi công khô, không bị ứ đọng nước, bằng phẳng, không có các vật liệu sắc nhọn gây rách màng.
Trong một vài trường hợp đặc biệt, thi công trong điều kiện khó khăn thì phải có sự chuẩn bị thích hợp để đảm bảo chất lượng mối hàn.
1. Phương pháp hàn ép nóng
Áp dụng: khi các tấm màng chống thấm HDPE liền kề nhau, không cần hàn các góc hoặc các chi tiết nhỏ khác
Mối nối hàn giữa các tấm màng chống thấm thường có chiều rộng từ 10 – 12cm
2 – Phương pháp hàn khò
Áp dụng: khi vá các lỗ thủng, hàn những loại bạt mỏng.
Ưu điểm: máy hàn nhỏ gọn, thuận tiện trong việc thi công. Có thể hàn ở những góc nhọn và các chi tiết nhỏ.
3- Phương pháp hàn đùn
Áp dụng: khi sửa chữa hoặc hàn các chi tiết đặc biệt, hàn các góc cạnh hồ.
Lưu ý: Sẽ tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng ao tôm để chọn phương pháp thi công thích hợp. Với các hồ tôm hình chữ nhật quý khách có thể mang đi hàn bên ngoài. Nhưng với các hồ tròn thì nên thuê thợ về trực tiếp thi công tại hồ để tránh trường hợp sai sót, thiếu hụt.
Phương pháp thi công sẽ còn phụ thuộc vào độ dày của bạt. Với các hồ có kích thước dưới 400m2 thì khuyến khích khách hàng nên chọn loại bạt có độ dày từ 5zem trở lên. Còn với các hồ lớn, trên 400m2 để đạt độ bền cao nên chọn loại bạt 7.5zem.
2. Những lợi ích từ việc thi công bạt lót hồ tôm?
Màng chống thấm HDPE (hay bạt lót hồ tôm) là loại bạt chống thấm tiên tiến nhất hiện nay. Được sản xuất từ các hạt nhựa nguyên sinh cao cấp với thành phần kháng tia UV, kháng hóa học, kháng nhiệt,… Thi công hồ tôm bằng màng HDPE sẽ mang lại các lợi ích sau:
- Khả năng chống thấm hoàn hảo, không làm hao hụt nước
- Giảm tình trạng bùn lắng ở đáy ao
- Kiểm soát chất lượng nước trong hồ
- Ngăn chặn xói mòn, sạt lở bờ ao
- Hạn chế sự lây nhiễm, phát sinh của các vi khuẩn gây bệnh cho tôm
- Tăng năng suất sản lượng và chất lượng tôm
- Tiết kiệm thời gian, thi công nhanh chóng
- Thuận tiện trong quá trình thu hoạch, tránh thất thoát
- Chi phí đầu tư phù hợp, độ bền cao, có thể sử dụng trong nhiều năm
- Dễ dàng vệ sinh, giảm thời gian thanh trùng giúp tăng thêm vụ nuôI
3. Mua bạt HDPE uy tín ở TP. Hồ Chí Minh?
Công ty TNHH Một thành viên đầu tư phát triển Trần Thế. Chuyên sản xuất và phân phối bạt phủ ao nuôi tôm.
Giá cả hợp lí – đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Website: https://nongnghiepsi.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100086833586128
☎: 0785555554 ( Nông nghiệp sỉ_Ms. Huệ)
Văn phòng đại diện: 217 Phạm Ngũ Lão – P 4 Quận Gò Vấp – Tp. HCM.
Nhà máy sản xuất: 255/8 Vườn lài .P An Phú Đông. Q.12 Tp. HCM