Thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, chiếm phần lớn trong GDP của Nông Nghiệp Việt Nam. Và bạt nuôi tôm là một phần không thể thiếu khi bạn muốn xây dựng hồ nuôi tôm. Vậỵ bạt nuôi tôm nên chọn loại nào? Kỹ thuật thi công bạt HDPE ao hồ nuôi tôm để lót bạt an toàn như thế nào? Sau đây, Nông phiệp sỉ sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn nhé!
1. Quy trình chuẩn bị ao hồ nuôi tôm để lọt bạt an toàn
Việc lựa chọn loại Bạt HDPE lót ao nuôi tôm không chỉ phụ thuộc vào kinh phí đầu tư mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất của khu vực nuôi tôm. Nếu khu vực có nhiều chướng ngại vật như vỏ sò, vỏ sắt nhọn dễ làm rách bạt, thì việc sử dụng bạt quá mỏng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, bạt sẽ dễ rách, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước nuôi trồng thủy sản.
1.1 Để đạt được tất cả các lợi ích của việc khi ứng dụng lớp lót ao nuôi tôm, công tác lót bạt cần được đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu. Đừng làm rách tấm bạt và bị phồng nổi lên trên mặt nước.
1.2 Công tác đào đất được thực hiện thi công bạt HDPE có kế hoạch về kích thước ao tôm, quy mô và sản lượng mục tiêu. Sau khi đào đất xong và chuẩn bị chuyển qua công tác lót bạt, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng bề mặt của công trình. Tránh tình trạng bạt bị hư, rách ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của sản phẩm.
1.3 Bề mặt hồ phải được đầm chặt, nếu đất mềm cần trải cát đầm cho phẳng mặt hồ, dọn sạch sẽ mặt hồ, vứt bỏ các vật sắc nhọn như đá, cành cây, sắt thép,… sau đó tiến hành lót bạt HDPE.
1.4 Thi công phần xi phông đáy theo thiết kế của hồ. Tiến hành đào rãnh neo theo đúng thiết kế về độ sâu, độ rộng theo quy chuẩn của bản vẽ kỹ thuật một dự án ao hồ nuôi tôm tầm cỡ lớn.
Đọc thêm: Ưu điểm và lợi ích của thi công bạt HDPE lót hồ tôm
2. Tìm hiểu về quy trình hướng dẫn cách hàn – dán – vá bạt nuôi tôm HDPE
Bạn vẫn có thể mua bạt và tự lắp đặt bạt nuôi tôm. Một trong những bước quan trọng là hàn bạt: bạn cần chuẩn bị máy hàn bạt HDPE cũng như các mối hàn. Sau đó, bạn cứ đặt 2 đầu mối đó vào máy, song song với nhau rồi bật máy lên. Vậy máy sẽ tự động hàn và hãy cẩn thận di chuyển máy ở từng vị trí để hàn tất cả các mối cần hàn.
2.1 Hàn bạt HDPE sẽ được tiến hành theo 2 phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp hàn nhiệt: Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Sử dụng trong trường hợp các tấm bạt HDPE đặt liền kề với nhau. Việc hàn nhiệt dễ dàng hơn khi tấm bạt nối liền tấm này với các tấm khác. Làm nóng máy hàn và kiểm tra mối hàn bằng áp suất không khí. Máy hàn thường tự động trang bị bộ phận kiểm soát tốc độ hàn giúp điều khiển máy dễ dàng hơn trong khi hàn.
- Phương pháp hàn đùn: Nếu các tấm bạt lớn liền nhau thì sử dụng phương pháp hàn đùn để nối các góc nhỏ hoặc các chi tiết nhỏ. Miệng của ống thoát nước, các góc nhỏ là những chi tiết cần hàn đùn.
2.2 Sau khi hàn, hãy kiểm tra và khắc phục các lỗi vừa hàn:
Việc bạn cần làm là kiểm tra kỹ các mối hàn xem có bị lỗi gì không, có bị hở không. Nếu vẫn còn sai sót cần đánh dấu lại và sửa chữa. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể lựa chọn cách khắc phục như: hàn vá, hàn nắp, hàn điểm,…
Sau một thời gian sử dụng, nếu bạt lót của bạn bị rách thì bạn hoàn toàn có thể vá chúng:
– Vật liệu cần chuẩn bị: keo dán, miếng vá bằng bạt HDPE, kéo, cao su
– Tiếp theo, bạn cần thực hiện bước dán
- Trước tiên, bạn cần xác định vị trí sẽ bị thủng và đánh dấu lại. Đo kích thước và cắt miếng dán bạt HDPE sao cho phù hợp với phần cần dán, đường kính từ 3 – 5cm tính từ vị trí thủng và để có kết quả tốt nhất nên vệ sinh sạch sẽ vị trí thủng và miếng dán vừa cắt.
- HOTGEO hoặc TAPE GEO là hai loại keo được khuyên dùng. Sau đó, dùng keo bôi đều lên chỗ cần dán và đặt miếng dán.
- Chỉ sau khoảng 2 giờ, tấm bạt sẽ hoàn toàn được sử dụng bình thường.
3.Nên mua bạt lót ao nuôi tôm HDPE ở đâu?
Công ty TNHH Một thành viên đầu tư phát triển Trần Thế. Chuyên sản xuất và phân phối bạt phủ ao nuôi tôm.
Giá cả hợp lí – đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Website: https://nongnghiepsi.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100086833586128
☎: 0785555554 ( Ms. Huệ)
Văn phòng đại diện: 217 Phạm Ngũ Lão – P 4 Quận Gò Vấp – Tp. HCM.
Nhà máy sản xuất: 255/8 Vườn lài .P An Phú Đông. Q.12 Tp. HCM