Kỹ thuật trồng dưa hấu với màng phủ nilon nông nghiệp ngày càng được nhiều hộ nông dân áp dụng. Với kỹ thuật này sẽ đem lại hiệu quả cao; nhờ khả năng hạn chế sâu bệnh, cỏ dại; cũng như giữ độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây…
Dưa hấu là loại quả khá được ưa chuộng. Ngoài việc ăn tươi dưa hấu còn được chế biến với nhiều món ăn ngon, nhiều loại nước uống tươi mát. Do đó, dưa hấu ngày càng được trồng nhiều và là giải pháp để phát triển kinh tế cho người dân.
1. Lựa chọn giống dưa:
– Phải là các giống dưa hấu lai F1 thì năng suất và tính chống chịu mới tốt. Giống tốt nhất cho vụ hè là các giống dưa quả dài như: Hắc Mỹ Nhân, AT- 103, 109, TN- Hắc mỹ nhân 010, Hắc mỹ nhân 777 (Thái lan)… Không nên trồng các giống dưa quả tròn; vì dễ vỡ.
– Giống đất thì sắt ra miếng; nếu trồng giống dưa chỉ 20-30 ngàn đồng/ sào thì chỉ có thể thu được 400-500 ngàn. Trồng dưa loai F1 phải chi phí tốn kém cả giống và đầu tư màng nhưng mức thu 1,5-3 triệu là hiện thực.
2. Thời vụ:
– Vụ hè trồng nửa đầu – cuối tháng 5 ( vào bầu 1-15/5) thu đầu tháng 7. Ở vụ hè, thời gian chiếm đất của dưa hấu chỉ 55 ngày; từ để quả đến thu 22-23 ngày.
– Cần lưu ý thời vụ lúa vụ xuân, tranh thủ giải phóng đất sớm, bón lót nhiều.
3. Kỹ thuật ngâm ủ, làm bầu, chăm sóc bầu dưa:
- Chi phí giống dưa cao; khả năng chống chịu của cây con kém. Nên cần làm bầu cho dưa. Lượng giống cần 30-35 gram/ sào; đảm bảo 350 – 360 cây con/ sào (cả lượng cây con dự phòng).
- Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống ngâm trong nước ấm 5 – 6 giờ. Cứ 2 giờ vớt ra, rửa sạch nhớt và thay nước. Khi hạt đã hút no nước vớt ra; rửa sạch nhớt và đưa vào ủ trong vải thô ẩm hoặc cát. Sau 24 – 30 giờ, hạt nảy mầm đến đâu tra vào bầu đến đó.
- Tùy thuộc vào thời gian cây con ở trong bầu để có thể làm kích cỡ bầu khác nhau; trung bình chiều cao của bầu 4 – 5 cm hoặc 6 – 7 cm. Đất làm bầu là đất mục (đất vườn hoặc đất ải) có bổ sung phân hữu cơ hoai mục. Đất làm bầu cần được xử lý bằng thuốc Basudin hoặc Vibasu hạt để hạn chế kiến, mối, ốc sên,… và sử dụng thuốc Anvil để phòng bệnh lở cổ rễ cho cây.
- Bầu được đặt ở nơi tránh nắng và phải che bằng nilon trắng khi trời mưa, lưới đen khi trời nắng. Thường xuyên tưới ẩm cho cây con. Khi cây con được 1 – 2 lá thật (sau gieo 5 – 7 ngày) có thể đem trồng.
4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc
4.1. Làm đất, phân bón lót, che màng phủ nilon nông nghiệp
Trồng luống đôi, ruộng luống khoảng 5 m, rãnh rộng 35 – 40 cm, cày rãnh sâu để có đất tạo luống. Vụ xuân, vụ hè cần làm luống cao để tránh bị úng nước, nơi đặt bầu cày 4 – 5 xá cày để tạo gò cao hơn.
Đánh rạch giữa các đường cày, bỏ phân, lấp đất và che màng phủ. Luống làm đất thoải vào giữa luống, tạo rãnh nhỏ giữa luống để thoát nước.
Lượng phân: (cho 1 sào Bắc bộ)
Phân chuồng (hữu cơ hoai mục): 3 – 5 tạ ; Đạm ure 4 – 5 kg, Lân Supe 6 –7 kg, Kali 3 – 4 kg hoặc sử dụng khoảng 10 – 12 kg NPK 16:16:8-13S, 2 – 3 kg đạm Ure, 3 – 4 kg Kali.
– Che màng phủ nilon nông nghiệp: Mặt đen xuống dưới, mặt trắng bạc quay lên trên. Màng trùm xuống ½ chiều sâu của rãnh, chèn kỹ mép màng phủ tránh bị gió lật.
4.2. Mật độ trồng, cách trồng
– Dùng ống bơ sữa bò cắt miệng răng cưa, dũa sắc và bập thủng màng phủ theo hốc. Vị trí bập cách mép luống 20 ->25 cm, hốc cách hốc 45 -> 50 cm tùy theo giống dưa, đảm bảo mật độ 300 – 320 cây/ sào.
– Dùng dụng cụ khoét đất, đặt cây con, đặt mặt bầu ngang líp, nén chặt đất giữ cây, phủ đất tơi xốp lên bầu, tưới ẩm ngay sau khi đặt bầu để cây nhanh in gốc.
4.3. Chăm sóc, bón thúc, tỉa cành
Sau trồng 3 – 4 ngày tiến hành tưới thúc cho cây con bằng nước phân hòa loãng, cứ 2-3 ngày tưới một lần. Tuyệt đối không để nước phân dính vào thân lá.
- Bón thúc lần 1: Khi dưa ngả ngọn bò, bón khoảng 5 – 7 kg NPK 16:16:8-13s + 2 kg Ure.
- Bón thúc lần 2: Khi cây ra hoa cái rộ (25-30 ngày sau trồng), bón khoảng 4 – 5 kg NPK 16:16:8-13s.
Sau để quả 14 – 15 ngày bón bổ sung 3 – 4 kg Kali vào giữa các hốc.
Khi dưa bò cần hướng ngọn bò vào giữa luống. Khi dưa có 5 – 6 lá thật tiến hành bấm ngọn, giữ 2 cành cấp 1 to khỏe và nuôi quả. Cắt tỉa nhánh khác để tập trung dinh dưỡng, hạn chế cây sinh trưởng um tùm, sâu bệnh phát sinh gây hại. Thường xuyên sửa dây và cố định vị trí bò cho cây.
– Thụ phấn bổ sung: Chọn hoa cái có quả mập, bóng thụ phấn bổ sung để tăng tỷ lệ đậu quả. Khoảng 9 – 10 giờ sáng, trời không mưa, chọn hoa đực, vừa nở, to và có nhiều phấn chấm đều lên hoa cái.
– Định quả: Muốn quả to đều, chỉ nên để quả ở vị trí lá thứ 15 – 20, mỗi dây 01 quả, vặt bỏ các quả gần gốc và quả nhỏ ra sau không đều.
Phun hỗ trợ bằng các loại phân qua lá 5 – 7 ngày phun một lần giai đoạn quả non để nâng cao năng suất, chất lượng, cần dừng phun trước khi thu hoạch quả 10 ngày.
* Lưu ý: Khi bón thúc cần dùng vật sắc nhọn xuyên thủng nilon giữa 2 gốc rồi rải phân xuống dưới.
5. Sâu bệnh hại
* Chú ý: sâu vẽ bùa, rệp, sâu xanh hại ngay từ giai đoạn cây con. Có thể dùng thuốc Regent kết hợp với Validacin phun khi đặt cây ra ruộng.
Các loại bệnh hại như: Phấn trắng, mốc sương, đốm lá… Phun phòng bằng các loại thuốc như: Daconin, Rhidomin, Topxin M…
Đơn vị uy tín, chuyên sản xuất và phân phối màng phủ với giá tốt và chất lượng chuẩn nông nghiệp tại TPHCM!
Nông Nghiệp Sỉ hiện là đơn vị phân phối các loại màng phủ nông nghiệp, công trình, màng nhà kính, bạt lót hồ tôm,… Uy tín, chất lượng hàng đầu tại khu vực TPHCM và các tỉnh khác.
Chúng tôi cam kết màng đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng cao, các kích thước và độ dày được đảm bảo đủ zem, đủ li và giá thành phải chăng so với thị trường.
Quý khách muốn biết thêm thông tin sản phẩm hoặc muốn đặt hàng với giá rẻ và chất lượng chuẩn nông nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí thông qua:
CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN TRẦN THẾ
Tel: 0906.325.825
Fax: (028).66.88.66.77
Văn phòng đại diện: 217 Phạm Ngũ Lão – P 4 Quận Gò Vấp – Tp.HCM
Nhà máy sản xuất: 255/8 Vườn lài – P.An Phú Đông – Q.12 – Tp.HCM
Gmail: nongnghiepsivn@gmail.com
Facebook: Nông Nghiệp Sỉ
Website: nongnghiepsi.vn
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!